Bài này mình sẽ giới thiệu bạn chọn mô hình theo điều kiện kinh tế cho
phép, dựa vào thế đất trên khu vực bạn làm. Nên chọn đất có độ PH ổn định để giảm
độ phèn (chua), nếu đất thấp trũng nên lên liếp phủ bạc, có mương thoát nước, để ngập úng cây sẽ bị vàng lá nhưng chưa chết, sau 3 ngày
bộ rễ vẫn còn úng nước sẽ chết từ từ.
Với thế đất đẹp bằng phẳng, bạn nên làm đơn giản để ít tốn chi phí, bạn có
thể tận dụng tre, lứa, tầm vong hay các cây có sẳn trong vườn làm trụ. Nên trồng
theo hàng để dể chăm sóc hoặc tiết kiệm tối đa nữa bạn có thể trồng từng khóm
nhỏ cắm cây bắt nhánh cho bò lên giàn.
Làm đất:
Khâu này rất quan trọng, bạn cày bừa,
phơi, xới, rải vôi, xịt thuốc xử lý các loại nấm bào tử độc hại kỹ thì đất ít nhiễm
bệnh. Với những loại đất hoang cỏ dại nhiều nên dùng màng phủ bạc che liếp, bón
lót phân chuồng hoai mục vừa đủ, ít NPK/DAP, khét lổ theo khoảng cách trồng cho
phù hợp.
Nếu không lên liếp
thì đào hố to cỡ tô canh, bón lót phân như trên rồi trồng trực
tiếp bằng hạt hay bầu ươm giống theo khoảng cách mà bạn chọn dưới đây.
Khoảng cách trồng:
Thiết kế giàn hình chữ H
- Hàng cách hàng 1,5m cây cách cây 1m
- Hàng cách hàng 2m cây cách cây 0,8m
- Hàng cách hàng 3m cây cách cây 0,6m
Dù bạn có thiết kế chắc cỡ nào, gặp gió lớn, bão tố và lốc xoáy
hên xui may rũi sập giàn là chuyện thường tình. Xét về năng suất
khổ qua rừng trồng càng thưa trái càng nhiều, độ phủ
kín giàn khi cây được 3 tháng tuổi và tháng thứ 4 cho trái nhiều nhất và liên tục
40 ngày. Sau đó giảm từ từ và có thể ngưng hẳn nếu bị nhiễm bệnh.
Hệ thống tưới:
- Hệ thống nhỏ giọt kết hợp màng phủ che liếp là tối ưu nhất, có hệ thống chăm phân tự động, phân hữu cơ dạng chất lỏng được bón theo đường ống thường xuyên nên cây rất tươi tốt và xanh mướt.
- Tưới bằng béc phun quay trên giàn, có thể diệt trừ được những trận sương muối làm hư bông đậu trái, không cần màng phủ che liếp.
- Tưới tay, cách này chỉ sử dụng tạm thời vì bạn chưa xác định được mình có làm nghề nông lâu dài hay không? Hay nay làm chỗ này mai làm chỗ kia.
Ngoài ra nếu có điều
kiện bạn nên trồng trong nhà màng để trách dịch hại sâu bệnh.
Xem >> Bài 6 - Kỹ thuật làm giàn trồng khổ qua rừng

0 nhận xét: